Mục tiêu của trận đấu là phải ghi bàn, nhưng trong bóng đá có những nhân tố có thể làm ảnh hưởng đến khả năng sút tung lưới đối phương của một đội bóng, chẳng hạn như áp lực buộc phải ghi bàn. Những chiến thuật sau đây là một trong những cách để làm chủ trận đấu và tăng cường sức mạnh tấn công.
Trong nhiều năm nay thì quy luật vàng của các huấn luyện viên là “chuyền bóng và di chuyển”, và nguyên lý này vẫn còn được áp dụng để kiểm soát được bóng. Thật đơn giản, các đội bóng nổ lực để giữ bóng càng nhiều càng tốt, và họ luôn luôn chọn cách khả dụng nhất là chuyền bóng. Đó là lý do mà bạn thường thấy các hậu vệ chuyền bóng cho nhau ở tuyến phòng ngự.
Nhìn bề ngoài có vẻ bình thường nhưng thật ra luôn có những sự lô-gic phía sau những đường chuyền này. Bằng cách giữ bóng, sự nóng vội của đối phương có thể làm họ rời bỏ vị trí để đến giành bóng từ chân của bạn và vì vậy khả năng các khoảng trống lộ ra và cơ hội tiếp cận khung thành đối phương sẽ rất cao. Hơn nữa, với việc sỡ hữu được nhiều bóng thì bạn có thể buộc đối thủ phải đuổi theo bóng trên khắp mặt sân, ảnh hưởng không nhỏ tới sức chịu đựng của họ và cho phép bạn kiểm soát được nhịp độ của trận đấu.
Với 11 cầu thủ lùi về phòng ngự thì việc ghi bàn sẽ trở nên cực kì khó khăn. Tuy nhiên, mội điểm mạnh của chiến thuật phòng ngự phản công là tận dụng sự chán nản của đối thủ để ghi bàn đáp lại những pha tấn công của họ.
Việc rút cả đội hình về phần sân nhà và chỉ để 1 hoặc 2 cầu thủ ở tuyến trên nhằm mục đích làm cho đối thủ trở tay không kịp khi đội hình của họ phải dồn lên để tấn công và tạo ra những khoảng trống ở tuyến dưới. Một khi bạn có bóng trên phần sân nhà, bạn sẽ có nhiều khoảng trống hơn để thực hiện những đường chuyền vượt tuyến cho các tiền đạo ở phía trên. Các tiền đạo này sẽ di chuyển quanh đường giữa sân để nhận bóng và không có nhiều đồng đội để hỗ trợ.
Chiến thuật này có vẻ hơi liều lĩnh và phụ thuộc vào hàng phòng ngự vững chắc, nhưng nó có thể mang lại kết quả ấn tượng cho đội bóng của bạn. Chiến thuật này thường được sử dụng bởi những đội bóng chơi phòng ngự giỏi hoặc chơi với đội hình 4-5-1 (điều này có nghĩa tiền đạo ở tuyến trên sẽ tỏ ra đơn độc trong vòn vây của 4 hậu vệ đối phương nếu họ sử dụng một chiến thuật tương tự).
Đây là chiến thuật chỉ sử dụng một đường chuyền để phản công trong bóng đá và những đội sử dụng chiến thuật này được ví như những đội bóng có lối chơi nghèo nàn. Trong chiến thuật này, thay vì thực hiện những đường chuyền bóng ngắn, khai thác những khoảng trống nhỏ hoặc hai cánh bên phần sân của đối phương thì các cầu thủ thực hiện những pha chuyển bóng dài và đòi hỏi phải tận dụng cơ hội thật tốt. Với việc châm bóng bổng lên tuyến trên từ hàng tiền vệ hay hậu vệ, các tiền đạo được kỳ vọng sẽ theo kịp bóng hoặc tận dụng những sai lầm từ hàng thủ của đối phương. Những đường chuyền dài hầu hết sẽ dẫn đến những pha tranh chấp trên không nên đội bóng sử dụng chiến thuật này cần có những cầu thủ có khả năng chọn điểm rơi chính xác.
Kể từ thế hệ của Stanley Matthews và Jimmy ‘Jinky’ Johnstone, hai cánh luôn là chìa khóa tốt để thực hiện các pha tấn công trong bóng đá. Với việc chuyền bóng ra cánh thì bạn sẽ có thêm một góc tấn công mới và tạo ra nhiều cơ hội cho các tiền đạo cánh; các hậu vệ cánh dâng lên tham gia tấn công và lôi kéo tiền vệ trung tâm của đối phương, sau đó đưa bóng vào trung lộ và tạo ra góc sút cho các tiền đạo, hoặc tạt bóng vào khu vực cấm địa cho các tiền đạo ghi bàn.
Có một cách chơi tấn công từ hai cánh nữa là việc đổi cánh giữa các tiền vệ hoặc tiền đạo. Nếu một cầu thủ chạy cánh cảm thấy khó khăn với hậu vệ của đối phương thì việc đổi cánh có thể là phương pháp để khai thông bề tắc cho đội bóng. Chiến thuật này được đội tuyển Bồ Đào Nha áp dụng rất hiệu quả trên con đường đi tới trận chung kết Euro 2004 với sự trao đổi cánh thường xuyên giữa Luis Figo và Cristiano Ronaldo.
Đây là lối chơi được áp dụng bởi các đội bóng không có nhiều cầu thủ có khả năng kĩ thuật tốt. Các cầu thủ sẽ tận dụng triệt để các tình huống đá phạt, ném biên và phạt góc. Với việc thiếu vắng các cầu thủ có lối chơi kĩ thuật thì chiến thuật này sẽ là một bước đột phá trong lối chơi bằng cách tranh bóng khi bóng được đưa vào vùng cấm địa từ những tình huống cố định.
Các chiến thuật phòng ngự cơ bản
Mấu chốt trong các chiến thuật phòng ngự là xác định nhiệm vụ của các cá nhân riêng lẻ và của cả đội bóng, được phản ánh qua cách dâng lên và lùi về trong chiến thuật phòng ngự theo khu vực và phòng ngự 1 kèm 1.
Phòng ngự theo khu vực
Cách phòng ngự theo khu vực là tương đối rõ ràng. Để giải quyết vần đề phòng ngự cho một đội bóng hay một cá nhân thiếu tốc độ và kĩ thuật, mỗi hậu vệ và tiền vệ sẽ được giao cho một khu vực cụ thể trên sân để kiểm soát khi đối thủ có bóng. Điều này là rất quan trọng trong các tình huống cố định và chiến thuật này phụ thuộc nhiều vào khả năng bao quát và tập trung của mỗi cầu thủ.
Đối phương sẽ đối mặt với tuyến tiền vệ và hậu vệ đã bịt kín đường tới khung hành của đội bạn. Trong đó hàng hậu vệ đóng vai trò quan trọng hơn cả bởi nếu hiểu ý nhau và biết cách di chuyển thì họ có thể giăng bẫy việt vị và ngăn chặn thành công các đường chuyền dài và vượt tuyến của đối phương. Về căn bản thì phòng ngự theo khu vực không quá phức tạp nhưng có thể hóa giải được các phương án tấn công của đối thủ. Tuy nhiên, chiến thuật này cũng ẩn chứa nhiều nguy hiểm nếu một cá nhân nào đó thất bại trong việc kiểm soát khu vực của mình.
Chiến thuật 1 kèm 1
Khi nhắc đến chiến thuật này thì người ta thường liên tưởng đến bóng đá Italia, và chiến thuật này có thể được áp dụng một cách đơn giản. Nếu các tiền vệ và hậu về phải kiểm soát khu vực của mình trong chiến thuật phòng ngự theo khu vực thì trong chiến thuật 1 kèm 1, các cá nhân có trách nhiệm kèm cặp một cầu thủ riêng biệt của đối phương. Lối chơi này đặc biệt thích hợp với các trung vệ thòng vì các trung vệ này có thể chơi tự do và hỗ trợ đồng đội khi họ gặp khó khăn với cầu thủ đối phương. Điều này làm giảm đi hiệu quả của các đường chuyền vượt tuyến của đối thủ và các pha chuyền bóng đến trước hàng phòng ngự cho các tiền đạo băng vào.
Tuy nhiên, chiến thuật 1 kèm 1 đòi hỏi tính kỷ luật cao của các cầu thủ và sự quyết đoán của huấn luyện viên. Nếu cho một hậu vệ chậm chạp theo kèm một tiền đạo nhanh nhẹn và năng nổ thì hậu quả sẽ vô cùng khôn lường.
Theo TalkFootball
TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN BÓNG ĐÁ HOÀNG GIA
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN BÓNG ĐÁ HOÀNG GIA
Văn Phòng: 61 Đường D5, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TPHCM
Web: www.daybongda.edu.vn - www.bongdahoanggia.com
Email: bongdahoanggia.rfc@gmail.com
Hotline: 090.264.1618
Văn Phòng: 61 Đường D5, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TPHCM
Web: www.daybongda.edu.vn - www.bongdahoanggia.com
Email: bongdahoanggia.rfc@gmail.com
Hotline: 090.264.1618
Sân Huấn Luyện:
- Quận Bình Thạnh: số 44 Đường D3, P.25, Quận Bình Thạnh, TPHCM
- Quận Gò Vấp: 5A Nguyễn Văn Lượng, P16, Q. Gò Vấp, TPHCM
- Quận Tân Bình: Số 4 Đường Trường Chinh, P.15, Q.Tân Bình, TPHCM
- Quận Bình Thạnh: số 44 Đường D3, P.25, Quận Bình Thạnh, TPHCM
- Quận Gò Vấp: 5A Nguyễn Văn Lượng, P16, Q. Gò Vấp, TPHCM
- Quận Tân Bình: Số 4 Đường Trường Chinh, P.15, Q.Tân Bình, TPHCM
1 nhận xét:
Khi nhắc đến chiến thuật này thì người ta thường liên tưởng đến bóng đá Italia, và chiến thuật này có thể được áp dụng một cách đơn giản. Nếu các tiền vệ và hậu về phải kiểm soát khu vực của mình trong chiến thuật phòng ngự theo khu vực thì trong chiến thuật 1 kèm 1, các cá nhân có trách nhiệm kèm cặp một cầu thủ riêng biệt của đối phương. Lối chơi này đặc biệt thích hợp với các trung vệ thòng vì các trung vệ này có thể chơi tự do và hỗ trợ đồng đội khi họ gặp khó khăn với cầu thủ đối phương. Điều này làm giảm đi hiệu quả của các đường chuyền vượt tuyến của đối thủ và các pha chuyền bóng đến trước hàng phòng ngự cho các tiền đạo băng vào.
Tuy nhiên, chiến thuật 1 kèm 1 đòi hỏi tính kỷ luật cao của các cầu thủ và sự quyết đoán của huấn luyện viên. Nếu cho một hậu vệ chậm chạp theo kèm một tiền đạo nhanh nhẹn và năng nổ thì hậu quả sẽ vô cùng khôn lường.
Đăng nhận xét