HFF - Nhận được đa số đề cử từ các CLB, ông Nguyễn Sỹ Hiển trở lại làm chủ tịch Hội đồng HLV quốc gia.
Nói rằng trở lại vì cách đây 5 năm, ông Hiển tái đắc cử chức chủ tịch Hội đồng HLV quốc gia. Nhưng khi đó, vai trò của Hội đồng này là rất mờ nhạt, thậm chí là “hữu danh vô thực” khi các ý kiến tư vấn trong quá trình tuyển trọng HLV ngoại bị VFF phớt lờ, không tôn trọng. Vì thế mà sự tồn tại của Hội đồng HLV quốc gia suốt thời gian đó cũng không ai chú ý đến.
Vì thế mà sau đại hội VFF nhiệm kỳ VII (2014-2018), chiếc ghế chủ tịch Hội đồng HLV quốc gia đổi chủ khi ông Trần Quốc Tuấn – phó chủ tịch VFF phụ trách chuyên môn, lên thay thế thì cũng không ai ý kiến gì. Nhưng sang năm 2015, cùng với những thất bại của các đội tuyển dưới thời HLV Miura thì các chuyên gia mới nhắc đến vai trò mờ nhạt của Hội đồng HLV quốc gia trong việc góp ý cho ông Miura.
Cũng từ đấy, việc ông Tuấn bị nhận xét là chưa “đủ tầm” để ngồi ghế chủ tịch Hội đồng HLV quốc gia cũng như bị chỉ trích vì ngồi quá nhiều ghế từ quốc tế đến trong nước nên ông Tuấn đã từ chức chủ tịch Hội đồng HLV quốc gia. Đặc biệt, bầu Đức “cầm ngọn cờ đầu” yêu cầu phải cải tổ Hội đồng HLV quốc gia, phải tìm ra một ê kíp HLV, chuyên gia giỏi ngồi vào Hội đồng để định hướng các ĐTQG theo lối chơi, phong cách riêng.
Trong đó, bầu Đức cũng để cử HLV Lê Thụy Hải làm chủ tịch Hội đồng HLV quốc gia khi cho rằng “Về chuyên môn ở Việt Nam không ai qua được ông Hải”. Khi đó ông Hải cũng đồng ý sẵn sàng ra làm. Nhưng rồi mọi việc cứ lần khần mãi khiến suốt 2 tháng trời, chiếc ghế mà ông Tuấn xin “không ngồi” bị bỏ trống.
Cuối cùng lãnh đạo VFF đã phải nghĩ ra một phương án, được xem là hợp lý là xin ý kiến từ tất cả các CLB đang tham dự V-League và hạng Nhất. Tại Hội thảo công tác tổ chức mùa giải 2016 cách đây ít ngày, nhiều CLB đã gửi văn bản giới thiệu. Và sau khi tiến hành kiểm phiếu, ông Nguyễn Sỹ Hiển đạt số phiếu đề cử cao nhất. Chuyện Hội đồng HLV quốc gia cuối cùng cũng được VFF thu xếp xong, tuy nhiên, nó có hoạt động hiệu quả hay vẫn cứ nhợt nhạt như trước đó thì hãy cứ chờ xem.
Vì thế mà sau đại hội VFF nhiệm kỳ VII (2014-2018), chiếc ghế chủ tịch Hội đồng HLV quốc gia đổi chủ khi ông Trần Quốc Tuấn – phó chủ tịch VFF phụ trách chuyên môn, lên thay thế thì cũng không ai ý kiến gì. Nhưng sang năm 2015, cùng với những thất bại của các đội tuyển dưới thời HLV Miura thì các chuyên gia mới nhắc đến vai trò mờ nhạt của Hội đồng HLV quốc gia trong việc góp ý cho ông Miura.
Cũng từ đấy, việc ông Tuấn bị nhận xét là chưa “đủ tầm” để ngồi ghế chủ tịch Hội đồng HLV quốc gia cũng như bị chỉ trích vì ngồi quá nhiều ghế từ quốc tế đến trong nước nên ông Tuấn đã từ chức chủ tịch Hội đồng HLV quốc gia. Đặc biệt, bầu Đức “cầm ngọn cờ đầu” yêu cầu phải cải tổ Hội đồng HLV quốc gia, phải tìm ra một ê kíp HLV, chuyên gia giỏi ngồi vào Hội đồng để định hướng các ĐTQG theo lối chơi, phong cách riêng.
Trong đó, bầu Đức cũng để cử HLV Lê Thụy Hải làm chủ tịch Hội đồng HLV quốc gia khi cho rằng “Về chuyên môn ở Việt Nam không ai qua được ông Hải”. Khi đó ông Hải cũng đồng ý sẵn sàng ra làm. Nhưng rồi mọi việc cứ lần khần mãi khiến suốt 2 tháng trời, chiếc ghế mà ông Tuấn xin “không ngồi” bị bỏ trống.
Cuối cùng lãnh đạo VFF đã phải nghĩ ra một phương án, được xem là hợp lý là xin ý kiến từ tất cả các CLB đang tham dự V-League và hạng Nhất. Tại Hội thảo công tác tổ chức mùa giải 2016 cách đây ít ngày, nhiều CLB đã gửi văn bản giới thiệu. Và sau khi tiến hành kiểm phiếu, ông Nguyễn Sỹ Hiển đạt số phiếu đề cử cao nhất. Chuyện Hội đồng HLV quốc gia cuối cùng cũng được VFF thu xếp xong, tuy nhiên, nó có hoạt động hiệu quả hay vẫn cứ nhợt nhạt như trước đó thì hãy cứ chờ xem.
Trúc Phương
0 nhận xét:
Đăng nhận xét