Thứ Năm, 6 tháng 7, 2017

11 BÀI TẬP CƠ BẢN KHI HỌC BÓNG ĐÁ


Kỹ năng bóng đá: 11 bài tập cơ bản khi học bóng đá
Bóng đá là môn thể thao được yêu thích nhất hiện nay nhưng để chơi được bộ môn này thì cũng cần phải được học cơ bản.
Người học bóng đá nếu được dạy đá bóng cơ bản ngay từ lứa tuổi thiếu niên sẽ có được những kỹ năng đá bóng tốt và nếu không theo bóng đá chuyên nghiệp thì cũng có thể đá bóng phong trào giỏi. Sau đây là 11 bài tập bóng đá cơ bản cho trẻ em và người lớn muốn học lại bóng đá cơ bản:

Nội dung các bài tập này được viết dựa vào Giáo trình bóng đá của Nhà xuất bản Thể dục thể thao và tổng hợp thêm từ  nhiều nguồn khác nhau. Các bài tập cơ bản  này nhằm giúp cho người học bóng đá cũng như người huấn luyện viên dạy bóng đá nắm những nội dung cơ bản luyện tập và huấn luyện của bóng đá.

Bài 01: Kỹ thuật khởi động


KỸ THUẬT KHỞI ĐỘNG
Cũng như tất cả các môn thể thao khác, mỗi khi vào tập luyện hay thi đấu bóng đá chúng ta đều cần khởi động đúng phương pháp:

– Kỹ thuật căng cơ


– Kỹ thuật khởi động không bóng

– Kỹ thuật khởi động có bóng

Bài 02: Kỹ thuật tâng bóng


KỸ THUẬT TÂNG BÓNG
Trong bóng đá kỹ thuật tâng bóng rất quan trọng nó giúp cho chúng ta có cảm giác tốt cho chân, duy trì thăng bằng và kiểm soát bóng tốt hơn.
Bài 03: Kỹ thuật di chuyển trong bóng đá

KỸ THUẬT DI CHUYỂN TRONG BÓNG ĐÁ


Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về phân loại kỹ thuật không bóng và nguyên lý kỹ thuật không bóng.

Các kỹ thuật di chuyển gồm :

– Chạy

– Dừng đột ngột

– Chuyển thân

– Bật nhảy

– Đi bộ


Bài 04: Kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân

KỸ THUẬT ĐÁ BÓNG BẰNG MU BÀN CHÂN
 Trang bị cho người học về mục đích sử dụng kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân trong thi đấu, nguyên lý kỹ thuật của các kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân.

Nguyên lý kỹ thuật động tác:

–  Chạy đà.

–  Đặt chân trụ.

–  Vung chân lăng.

–  Tiếp xúc bóng

Bài 05: Kỹ thuật đá bóng bằng mu bàn chân

KỸ THUẬT ĐÁ BÓNG BẰNG MU BÀN CHÂN

Trang bị cho người học mục đích sử dụng kỹ thuật đá bóng bằng mu bàn chân trong thi đấu và nguyên lý kỹ thuật của kỹ thuật đá bóng bằng mu bàn chân.

Nguyên lý kỹ thuật động tác:
Giống với đá bóng bằng lòng bàn chân ở các động tác: cùng có các giai đoạn chạy đà, đặt chân trụ, vung chân lăng và tiếp xúc bóng.
Khác với đá bóng bằng lòng bàn chân ở các điểm: chạy đà chếch 45 độ; đá bóng sử dụng mu trong, sử dụng khớp gối và đùi nên đá được xa hơn.

Bài 06: Kỹ thuật đỡ bóng


KỸ THUẬT ĐỠ BÓNG


Trong bóng đá đỡ bóng là rất quan trọng vì nếu đỡ bóng không tốt sẽ ảnh hưởng đến các động tác tiếp theo. Có 2 động tác đỡ bóng cơ bản là: Đỡ bóng bổng và đỡ bóng xệt.

Bài 07: Kỹ thuật dẫn bóng

KỸ THUẬT DẪN BÓNG

Trang bị cho người mục đích ý nghĩa , kết cấu và các yếu lĩnh của kỹ thuật dẫn bóng cùng với động tác vận dụng khi dẫn bóng như chặt bóng, hất bóng, kéo bóng…

– Dẫn bóng bằng lòng bàn chân

– Dẫn bóng bằng mu giữa bàn chân


– Dẫn bóng bằng mu ngoài bàn chân


– Dẫn bóng bằng mu trong bàn chân

Bài 08: Kỹ thuật đánh đầu

KỸ THUẬT ĐÁNH ĐẦU


Trang bị cho người học mục đích ý nghĩa của kỹ thuật đánh đầu, phân loại các kỹ thuật đánh đầu, kết cấu kỹ thuật đánh đầu bằng trán. 

Bài 09: Kỹ thuật truy cản

KỸ THUẬT TRUY CẢN

Trong bóng đá tấn công rất quan trọng nhưng phòng thủ cũng cần được đặc biệt lưu tâm. Sau đây Dạy bóng đá sẽ hướng dẫn các bạn một số động tác để làm chậm nhịp độ lên bóng và truy cản các đường lên bóng của đối phương.

Bài 10: Động tác giả
ĐỘNG TÁC GIẢ TRONG ĐÁ BÓNG

Trong bóng đá động tác giả cực kỳ quan trọng, nó sẽ giúp cho chúng ta lừa được đối phương và cũng khiến cho một trận đấu bóng đá đẹp hơn trong mắt khán giả.

Bài 11: Kỹ thuật bắt bóng

KỸ THUẬT BẮT BÓNG
Trong bóng đá mọi vị trí đều quan trọng, trong đó Thủ môn luôn được coi là 50% sức mạnh của đội bóng

.
    

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Liên Hệ [x]
hotline090 264 1618