Bóngđá – môn thể thao vua mà rất nhiều các ông bố, bà mẹ trên thế giới nói chung và
Việt Nam nói riêng mong muốn con mình được tiếp xúc. Với những lợi ích tuyệt
vời cho người chơi như cải thiện sức khỏe, nâng cao khả năng tập trung, rèn
luyện tinh thần thể thao, … việc dạy bóng đá cho trẻ em đã trở nên vô cùng cần
thiết và quan trọng. Vậy để dạy một đứa bé 5 tuổi hay 10 tuổi, thậm chí 15 tuổi
có gì khác nhau? Và điều đó có thực sự dễ dàng hay không?
Dạy bóng đá cho trẻ em
Trẻ em rất khó tập trung
Trẻ em, đặc biệt là
những bé dưới 10 tuổi thì khả năng tập trung vào một vấn đề nào đó cực kỳ khó
khăn. Ở độ tuổi này, các bé luôn tỏ ra hiếu động, thích chạy nhảy và tìm hiểu
mọi thứ xung quanh. Các huấn luyện viên dạy bóng đá cần hiểu rõ được điều
này để điều chỉnh cách dạy cho phù hợp. Mỗi lớp học nên có ít nhất 2 huấn luyện
viên, khoảng 10 – 15 học viên để đảm bảo rằng các huấn luyện viên có thể quan
sát và hỗ trợ các học viên tốt nhất. Bên cạnh đó, các huấn luyên viên dạy bóng
đá còn phải là những người rất nhiệt tình, biết cách tạo không khí cho
từng buổi học, biến những bài học lý thuyết thành những giờ thực hành đầy thú
vị để tạo cảm hứng cho trẻ.
Mỗi lớp dạy bóng đá cho trẻ em nên có ít nhất 2 huấn luyện viên
Tâm lý trẻ ở từng độ tuổi là
khác nhau
Tâm lý và thể trạng của
trẻ ở từng độ phát triển khác nhau ở từng thời kỳ, thế nên các trung tâm dạybóng đá cho trẻ em cần lưu ý phân chia chương trình đào tạo cho thích hơp.
Đối với trẻ em dưới 5 tuổi, dạy bóng đá là để các bé tiếp xúc với thể thao,
tăng cường hoạt động tay chân để rèn luyện sức khỏe. Đối với các bé từ 6 đến 10
tuổi, dạy bóng đá là để tạo cho các bé niềm yêu thích đối với thể thao. Đối với
các bé trên 10 tuổi, thì đây mới là thời điểm dạy cho bé các kỹ thuật bóng đá
từ cơ bản đến nâng cao. Để tối hưu hóa chất lượng, tốt nhất nên chọn các trung
tâm dạy bóng đa cho trẻ em có phân chia lớp theo trình độ là lứa tuổi
phù hợp.
Chương trình dạy phù hợp với từng độ tuổi
Tuy ai cũng biết những
lợi ích mà thể thao mang lại, nhưng không phải ai cũng đủ hiểu và xem trọng
việc rèn luyện thể thao. Một phần đến từ cá nhân, và một phần lớn khác là do
môi trường thể thao không đảm bảo. Vì vậy, để tạo môi trường thể thao toàn diện
cho các bé, phụ huynh nên chú trọng tới các trung tâm mà ở đó học viên
được tham dự các giải đấu thực tế, chương trình đào tạo đạt chuẩn và hấp dẫn,
huấn luyện viên nhiệt tình và giàu kinh nghiệm.
Nói tóm lại, dạy
bóng đá cho trẻ em chưa bao giờ là một công việc dễ dàng, nó đòi hỏi người
dạy vừa phải là người chơi bóng đá giỏi, vừa phải là người truyền đạt giỏi, và
cũng phải là nhà tâm lý giỏi. Thế nhưng, những người thực sự tâm huyết với công
việc ấy họ sẽ lấy đó làm niềm vui và động lực mỗi ngày, để được cống hiến cho
giới trẻ Việt Nam và nền thể thao nước nhà.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét