Chơi thể thao có rất
nhiều lợi ích đối với trẻ nhỏ, tuy nhiên, nhiều bố mẹ vẫn loay hoay khi tìm
cách để rèn luyện cho con có thói quen chơi thể thao từ nhỏ.
Chơi thể thao giúp trẻ có một tâm trí, một cơ
thể khỏe mạnh, xây dựng tình bạn và cả các kĩ năng cần thiết trong cuộc sống.
Dạy cho con cách chơi các môn thể thao hữu ích từ sớm chính là bạn đã giúp trẻ
có được những điều tốt nhất. Dưới đây là những lời khuyên hữu ích để bố mẹ có
thể dạy trẻ tiếp cận với thể thao một cách hiệu quả.
Hãy để trẻ cố gắng một
cách tốt nhất có thể
Nếu trẻ theo suốt
trận đấu và luôn cố gắng hết sức mình nghĩa là trẻ đã thành công. Ảnh minh họa.
Điều tuyệt vời khi chơithể thao là trẻ có cơ hội trải nghiệm những biến đổi cả về cảm xúc lẫn
thể chất trong một môi trường an toàn, thích hợp và quy củ. Việc chơithể thao có thể tạo cho trẻ cơ hội học hỏi để trở thành thành viên của
một đội nào đó, giành chiến thắng, học cách đứng dậy sau thất bại và đương đầu
với những trải nghiệm khó khăn như chấn thương trong thi đấu.
Việc chơi thể thao còn dạy cho con trẻ hiểu được tầm quan trọng của sự cố gắng nhưng
cố gắng không có nghĩa là lúc nào cũng có thể chiến thắng. Ví dụ như trẻ có thể
chạy và đá bóng rất tốt, nhưng đội bóng của con vẫn không thể thắng trận. Đó
chính là những gì trẻ có thể chứng kiến và trải nghiệm.
Quan trọng hơn, những
nỗ lực của trẻ luôn nằm trong tầm kiểm soát của chính trẻ. Chính sự cố gắng chứ
không phải kết quả trận đấu là điều quyết định thành bại. Nếu trẻ theo suốt
trận đấu và luôn cố gắng hết sức mình nghĩa là trẻ đã thành công.
Khuyến khích trẻ có
thái độ tích cực với thể thao
Trẻ thích làm bạn hài
lòng, tự hào và được bạn chấp nhận. Hãy nói cho trẻ biết điều gì làm bạn tự
hào. Bạn tự hào vì con đã rất cố gắng, hay chỉ vì điểm số trong trận đấu mà con
ghi được? Tất nhiên, bạn cần nói với con với một thái độ tích cực vì con đã cố
gắng trong trận đấu - đó mới là điều quan trọng.
- Khi ở nhà: Bạn
là hình mẫu quan trọng nhất trong mắt trẻ, cả trong lĩnh vực thể thao cũng vậy.
Khi cùng trẻ xem thể
thao, hãy chú ý đến những câu bình luận của mình. Bạn có thể khích lệ thái độ
tích cực đối với thể thao của trẻ bằng việc cổ vũ cho đội nào đó vì sự nỗ lực
của họ ngay cả khi họ có thua thê thảm. Thái độ chỉ trích đội bóng hay trọng
tài hoặc bất kì ai đó vì họ không thắng được trận đấu có thể làm trẻ có cảm
giác tiêu cực và nản chí.
Một ý tưởng khá hay nữa là tìm ra và khen ngợi
các vận động viên không chiến thắng. Bạn có thể nói với trẻ rằng dù kết quả
không như mong đợi nhưng họ đã cố gắng nhiều như thế nào. Bố mẹ cũng nên lấy
các ví dụ về các vận động viên mà mình ngưỡng mộ, dù không phải lúc nào họ cũng
giành chiến thắng nhưng họ là những hình mẫu đẹp về thể thao.
Khi trẻ đi
chơi thể thao về, trước tiên hãy hỏi xem trẻ có thích thú không, sau
đó hãy hỏi đến kết quả. Hãy tập trung vào sự thích thú, sự tham gia và sự nỗ
lực của trẻ hơn là chỉ chăm chăm vào chuyện thắng thua.
- Khi ở hàng ghế khán giả: Khi bạn đi đến các sự kiện thể thao, thái độ của bạn có sự tác
động không hề nhỏ đến trẻ. Tác động tích cực hay tiêu cực phụ thuộc vào cách
bạn hành xử, lời bạn nói và cách bạn cổ vũ. Chẳng hạn, hãy nghĩ xem con sẽ cảm
thấy thế nào nếu bạn hét lên “Ôi, sao
con lại để mất bóng thế kia?” hay “Con không chạy được nhanh hơn nữa à?”
Hãy so sánh những cảm
giác này với cảm giác khi bạn khen “Sút
đẹp lắm, lần tiếp con sẽ may mắn thôi” hoặc “Cố gắng lên đồng chí, con sắp làm được
rồi”.
Giọng điệu và cử chỉ
của bạn cũng tác động không nhỏ đến trẻ. Nếu con nghĩ rằng bạn giận trẻ vì trẻ
để mất bóng, trẻ có thể sẽ mất hứng thú với thể thao. Nó cũng có thể ảnh hưởng
đến lòng tự trọng của trẻ và có thể chúng sẽ nghĩ rằng mình không giỏi thể
thao.
Những nếu bạ mẹ luôn
tỏ ra tích cực và hứng thú, có thể trẻ cũng cảm thấy như vậy. Tham gia vào
những sự kiện thể thao của con sẽ thể hiện rằng bạ mẹ rất quan tâm đến con.
Thái độ của bố mẹ
với thể thao cũng ảnh hưởng không nhỏ tới trẻ. Ảnh minh họa.
Khi trẻ không muốn
chơi thể thao
Khi con bạn không còn
muốn chơi thể thao nữa, bạn nên tìm ra nguyên nhân tại sao trẻ lại có cảm giác
như vậy. Có thể là con muốn rút ra khỏi đội hoặc cũng có thể con có những lựa
chọn khác. Bố mẹ cũng nên nói chuyện với trẻ để tìm hiểu xem trẻ chỉ muốn thôi
chơi một môn thể thao hay ra khỏi một đội nào đó hay là muốn từ bỏ hoàn toàn
việc chơi thể thao.
Dưới đây là những lí
do trẻ đưa ra cho việc không muốn chơi thể thao nữa
- Không chơi tốt được
như chúng mong muốn hoặc không tốt bằng những bạn khác
- Muốn chơi một môn thể thao khác hoặc làm một
điều gì khác vào thời gian đó.
- Không đủ hứng thú,
chán nản.
- Bị bắt ép chơi,
không thích chơi dưới áp lực như vậy.
- Không thích giáo
viên và những bạn chơi khác hoặc không tìm được người dạy
- Không có nhiều thời
gian chơi như các trẻ khác.
- Không duy trì được
thường xuyên
(Nguồn:
Raisingchildren)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét