Ngày
nay, những chiếc áo đấu không chỉ để phân biệt giữa hai đội mà còn mang cả ý
nghĩa thương mại. Thế nhưng quanh chiếc áo đấu tưởng như đơn giản lại ẩn chứa
những câu chuyện đầy thú vị.
Ai
cũng rõ áo đấu bóng đá mục đích nhằm phân biệt cầu thủ giữa hai đội, giúp các
cầu thủ dễ dàng nhận ra đồng đội trong các pha phối hợp, trọng tài dễ nhận định
tình huống, còn khán giả tiện theo dõi trận đấu. Vì vậy, các câu lạc bộ ngày
nay không chỉ có hai màu áo đấu sân nhà, sân khách mà còn thiết kế cả mẫu áo
đấu thứ ba, thậm chí thứ tư để tránh những trường hợp khó xử.
|
Tháng 4/1997, Chelsea tới làm khách của Coventry City. Tới sân Highfield Road,
The Blues chỉ mang mỗi áo đấu màu xanh truyền thống, trớ trêu là sắc áo này lại
trùng với màu áo đấu xanh sọc của đội chủ nhà. Trong cơn bối rối, trọng tài
buộc phải cho dừng thời gian bắt đầu trận đấu để hai đội đưa ra phương án giải
quyết. Rốt cuộc, Chelsea mặc áo đấu sân khách của Coventry rồi để thua
1-3.
Những
câu chuyện có phần "kỳ lạ" như thế không phải là chuyện hiếm. Rất
nhiều người sẽ nghĩ nếu được thi đấu trên sân nhà, các đội bóng hiển nhiên sẽ
được mặc áo đấu sân nhà. Nhưng câu chuyện vào mùa giải 1993-94 đã phá vỡ quan
niệm ấy.
Trong
quá trình chuẩn bị cho chuyến làm khách trên sân của Newcastle, Sheffield
Wednesday sớm nhận ra cả hai mẫu áo đấu của họ khi đó đều quá giống với áo sân
nhà của đối thủ. Thế là Sheffield thông báo lên ban tổ chức nhằm tìm ra giải
pháp. Người phát ngôn của Newcastle sau đó thừa nhận: "Chúng tôi nhận được
đề nghị đổi sang áo đấu sân khách".
Hài
hước hơn là trường hợp của Napoli vào năm 2013. Đội bóng nước Ý chủ động đề
nghị được mặc áo thi đấu thứ ba ra sân để chạm trán Arsenal tại Champions
League. Khi nhận được lý do từ phía Napoli, ban tổ chức ngã ngửa bởi câu trả
lời đơn giản: "Để cho may mắn".
Tại
tứ kết Champions League 2015-16, Barcelona và Atletico Madrid nhận được đề nghị
mặc áo sân khách trong cả hai trận lượt đi và về, khi áo đấu của hai đội khi đó
dễ gây nhầm lẫn về mặt thị giác. Việc tương tự cũng xảy ra tại Champions League
2002-03 khi Newcastle và Juventus chấp nhận mặc áo đấu sân khách ở hai lượt
trận khi màu áo của hai đội có quá nhiều điểm giống nhau.
|
Chuyện không đơn giản
Tưởng
như việc giải quyết những chiếc áo đấu là điều đơn giản nhưng trên thực tế,
lịch sử hình thành và phát triển để có được quy định về áo đấu như ngày nay
cũng lắm nhiêu khê. Ở Anh năm 1890 tại giải vô địch quốc gia, người ta quy định
không cho phép hai đội được đăng ký màu áo trùng với nhau, nghĩa là nếu
Manchester United và Liverpool cùng dùng áo màu đỏ như hiện nay sẽ phạm luật.
Phải đến khi chiếc áo đấu sân khách ra đời, đạo luật này mới bị dỡ bỏ.
Trong
quãng thời gian từ năm 1889-90, quy định của FA Cup còn nêu rõ: "Khi có
hai câu lạc bộ trùng màu áo, cả hai đội đều phải thay đổi trừ khi tìm được một
thỏa thuận thay thế". Liên đoàn Bóng đá Scotland năm 1927 còn đưa ra đạo
luật dở khóc dở cười bằng việc bắt buộc đội chủ nhà mặc quần màu trắng, còn đội
khách mặc quần màu đen. Quy định này sau đó bị dỡ bỏ ngay trong năm đó.
Ngày
nay, những chiếc áo đấu ngoài giá trị phân biệt cầu thủ hai đội còn mang ý
nghĩa lớn hơn, đó là giá trị thương hiệu và thương mại. Vì vậy, người ta thường
tập trung vào khía cạnh này mà quên đi những câu chuyện thú vị về giá trị ban
đầu.
Theo TTVN
0 nhận xét:
Đăng nhận xét