Kỹ thuật đá bóng bằng mu giữa bàn chân.
Mục tiêu:
Trang bị cho người học mục đích sử dụng kỹ thuật đá bóng bằng mu giữa bàn chân trong thi đấu và nguyên lý kỹ thuật của kỹ thuật đá bóng bằng mu giữa bàn chân.
Mục đích sử dụng
Sử dụng để làm gì và trong những tình huống nào thì nên sử dụng.
Nguyên lý kỹ thuật động tác
Chia làm 5 giai đoạn
Cần phân biệt với kỹ thuật đá bóng bằng mu giữa bàn chân, bằng lòng bàn chân và bằng mu trong bàn chân.
Rút ra cách thức sửa chữa sai lầm thường mắc.
Mục đích tác dụng kỹ thuật đá bóng bằng mu giữa bàn chân:
Kỹ thuật này là tự nhiên nhất và thường hay được sử dụng nhất trong chơi bóng. Kỹ thuật này cho phép cầu thủ đá quả bóng dài, ngắn, nhẹ, cao, thấp mà không ảnh hưởng nhiều đến kỹ thuật chạy của anh ta. Do vậy mà kỹ thuật đá bóng bằng mu giữa bàn chân được ưu tiên trong huấn luyện.
Nguyên lý kỹ thuật động tác:
Đá bóng bằng mu giữa bàn chân do đặc điểm của giải phẫu nên góc độ đánh chân lớn, cũng có thể đạt được tốc độ vung chân tương đối lớn.
Đá bóng nằm tại chỗ.
Chạy đà theo đường thẳng từ chậm đến nhanh, bước cuối cùng hơi rộng bằng vai, Chân trụ đặt nhanh theo đà chạy, đặt cách một bên bóng từ 10 – 15cm, mũi chân nằm trên đường kéo dài của mép trước quả bóng và hướng về phía quả bóng đi, đầu gối hơi khuỵu thấp. Chân đá bóng trong quá trình chạy đưa ra sau, cẳng chân co lại.
Phán đoán tốc độ và đường bay của quả bóng mà chọn vị trí đá bóng. Người đứng nghiêng về phía quả bóng đi, do hướng bóng đến không rơi cạnh chân trụ. Mũi chân đặt hướng về phía bóng được đá đi, thân người nghiêng sang một bên chân trụ và hơi ưỡn bụng ra, chân đá bóng đưa lên, duỗi đùi ra và co cẳng chân lại, lấy khớp hông làm trụ, đùi kéo cẳng chân đánh mạnh từ phía sau ra trước, dùng mu giữa bàn chân đá phần giữa quả bóng, đồng thời thân người rướn lên theo quán tính của động tác về phía bóng đi để duy trì thăng bằng cơ thể.
Đá bóng nửa nảy bằng mu giữa bàn chân
Căn cứ tốc độ, hướng đi và điểm rơi của quả bóng bay đến, chân trụ đặt bên cạnh điểm rơi của quả bóng. Lúc quả bóng rơi xuống đất, chân đá bóng đánh nhanh về phía trước đang lúc quả bóng nẩy lên từ mặt đất. Chân đá bóng dùng mu giữa tiếp xúc ở phần giữa của quả bóng, đồng thời khống chế sự đánh lên trên của cẳng chân. Có như vậy đá bóng đi mới không bị cao.
Phương pháp luyện tập:
Tập mô phỏng không bóng. Vẽ đường chạy đà, điểm đặt bóng và chân trụ rồi thực hiện kỹ thuật chạy đà … Đặt bóng chết, một người dùng gầm bàn chân đè lên phía trước của bóng, người kia tập chạy đà, đặt chân trụ rồi tiếp xúc bóng. Đặt bóng chết đá vào các điểm cố định trên tường. Tập 2 người hoặc với nhiều người, tập di chuyển và đá các loại bóng đang lăn sệt. Tập sút cầu môn với bóng chết, các loại bóng đang lăn sệt và nữa nảy.
Những sai lầm thường mắc
Khớp cổ chân không giữ được chặt cứng khi chạm bóng.
Không có sự duỗi nhanh đột ngột của khớp gối trước lúc chạm bóng; động tác chỉ tiếp diễn từ khớp hông.
Mu chân không duỗi thẳng với đầu mũi chân hướng xuống đất và không có động tác kế tiếp. Người tập có thể đá bị tiếp xuống đất. Đó là vì mu chân quá dài so với đường kính quả bóng. Mắt không nhìn vào bóng lúc chạm bóng.
Chân trụ đứng quá gần với bóng, điều này không cho phép động tác phối hợp được hoàn toàn tự do khi đá bóng.
Trước khi đá người thực hiện ngước nhìn lên hoặc ngửa người về phía sau. Kết quả là bóng được chuyền hoặc sút bổng lên cao và không chính xác.
Cách khắc phục sai lầm thường mắc
Luyện tập không bóng: xác định rõ điểm tiếp xúc giữa chân với bóng và hình chân khi đá bóng.
Luyện tập đá bóng cố định hoặc bóng đặc: một người dẫm lên nữa phía trước của quả bóng, một người khác sử dụng kỹ thuật đá bóng bằng mu giữa để luyện tập.
Đá bóng trong túi lưới: Tự xách túi lưới, đứng nguyên tại chỗ hoặc di chuyển để luyện tập kỹ thuật.
Sút cầu môn: Chạy sút cầu môn khi bóng đang lăn về phía trước, lăn ngược trở lại từ trước mặt hoặc lăn từ hai bên tới.
Cùng với đồng đội dùng mu giữa bàn chân đứng nguyên tại chỗ hoặc di chuyển để thực hiện kỹ thuật sút xa.
Hệ thống bài tập: Tập mô phỏng các động tác của kỹ thuật động tác theo hình vẽ trên sân. Đặt bóng chết, 1 người dùng gầm bàn chân đặt trên nữa phía trước bóng, người kia tập mô phỏng chạy đà, đặt chân trụ, vung chân lăng và tiếp xúc bóng.
Đặt bóng chết cách tường 15 – 20m, đá vào các điểm cố định trên tường. Khi đã đạt được các yêu cầu đặt ra thì tiến tới đá bóng động( lăn sệt) do tự mình điều tiết.
Hai người đứng cách nhau 15 – 25m đá bóng chuyền cho nhau. Lúc đầu tập đá bóng chết rồi sau tới đá bóng động. Đặt bóng chết ở các cự ly và góc độ khác nhau tập sút cầu môn. Dẫn bóng lăn sệt từ các cự ly và góc độ khác nhau tập sút cầu môn. Phối hợp với đồng đội tập sút cầu môn.
Bài viết có sử dụng tư liệu từ Học Viện Bóng Đá
TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN BÓNG ĐÁ HOÀNG GIA
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN BÓNG ĐÁ HOÀNG GIA
Văn Phòng: 61 Đường D5, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TPHCM
Email: bongdahoanggia.rfc@gmail.com
Hotline: 090.264.1618
Sân Huấn Luyện:
*** THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ***
- Quận Bình Thạnh: Sân Bóng Thành Phát - Số 1017 Đường Bình Quới, P.28, Quận Bình Thạnh, TPHCM
- Quận Gò Vấp: Sân Bóng 152 - Số 152 Đường Nguyễn Oanh, P17, Q. Gò Vấp, TPHCM
- Quận Tân Bình: Sân Bóng K34 - A75/74 Đường Bạch Đằng, P.2, Q.Tân Bình, TPHCM
- Quận Tân Bình: Sân Bóng 230 - Số 3 Đường Tân Sơn, P.15, Q.Tân Bình, TPHCM
- Quận Tân Phú: Sân Bóng Thanh Thiện - Đường D13, KCN Tân Bình, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, TPHCM
- Quận 9: Sân Bóng KaLy - Số 179 Đường Đình Phong Phú, P. Tăng Nhơn Phú B, Quận 9, TPHCM
*** BÌNH DƯƠNG ***
- Bình Dương: Sân Bóng Trâm Anh - Đường DX037, Khu Phố 1, Phường Phú Mỹ, Thủ Dầu Một, Bình Dương
0 nhận xét:
Đăng nhận xét