Trong chuyên mục kiến thức bóng đá hôm trước, chúng tôi đã mang đến cho bạn những kiến thức cơ bản di chuyển trong bóng đá, liệu bạn đã thực hiện thành thục hay chưa? Đã nắm bắt được những kỹ thuật đó hay chưa ?
- Nếu rồi thì hôm nay cùng chúng ta chuyển qua kỹ thuật thứ 2 đó là sút bóng bằng lòng bàn chân nhé. Trong bài này hãy cùng đi tìm hiểu về nguyên lý cũng như các bài tập.
Mục tiêu
- Giúp bạn trang bị được những kiến thức, kỹ thuật sút bóng bằng lòng bàn chân trong thi đấu chính xác.
Chi tiết
Kỹ thuật này thường được áp dụng để đá bóng ở cự ly gần và đá phạt đền đòi hỏi độ chính xác cao.
Điểm qua nguyên lý kỹ thuật:
- Chạy đà.
- Đặt chân trụ.
- Vung chân lăng.
- Tiếp xúc bóng
Kỹ thuật đá bóng được chia ra các loại:
- Đá bóng nằm tại chỗ.
- Đá bóng lăn sệt
- Đá bóng nửa nảy
Phương pháp giảng dạy.
- Đề ra các biện pháp để khắc phục các sai lầm thường mắc. Hệ thống các bài tập
- Từ hệ thống bái tập giúp khắc phục các sai lầm khi mới tập luyện.
Mục đích tác dụng kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân
- Kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân là dùng phần bên trong của lòng bàn chân (từ cổ chân tới đốt xương ngón chân cái) để đá bóng đi.
Nguyên lý kỹ thuật động tác đá bóng bằng lòng bàn chân
Đá bóng nằm tại chỗ ( chia làm 5 giai đoạn):
- Chạy đà thẳng với hướng bóng.
- Tiếp đến bạn đặt chân trụ rồi vung chân lăng.
- Cuối cùng là tiếp xúc bóng.
- Kết thúc động tác.
Đá bóng lăn sệt
- Đá bóng lăn từ phía trước tới: Trước hết cần phán đoán thời điểm vung chân và vị trí bóng lăn tới để tiếp xúc bóng được chính xác.
- Đá bóng đang lăn về trước: Chân trụ nên đặt trước về phía trước bóng.
- Trường hợp bóng lăn từ các bên tới về phía chân trụ thì nên đặt chân trụ hơi xa về phía bên của bóng.
Đá bóng nửa nảy
- Phải đá bóng ngay những quả bóng từ trên cao rơi xuống vừa nảy từ đất lên mà không làm động tác giữ bóng.
- Trước hết phải phán đoán tốc độ bay và điểm rơi của bóng, từ đó nhanh chóng di chuyển chọn vị trí cho việc đặt chân trụ.
Tiến hành tổ chức, hướng dẫn tập luyện
Khi bạn muốn tập kỹ thuật này thì bạn có thể tập mô phỏng không bóng, tại chỗ thực hiện động tác đánh lăng và xoay bẻ bàn chân ra ngoài.
- Vẽ đường chạy đà, điểm đặt bóng và chân trụ rồi thực hiện kỹ thuật chạy đà, đặt chân trụ, vung chân lăng.
- Đặt bóng chết, một người dùng gầm bàn chân đè lên phía trước của bóng, người kia tập chạy đà, đặt chân trụ rồi tiếp xúc bóng.
- Đặt bóng chết đá vào các điểm cố định trên tường, tập từ chậm đến nhanh, từ nhẹ, gần sau tăng dần cự ly và lực đá.
- Tập hai người hoặc với nhiều người, kết hợp di chuyển và đá các loại bóng đang lăn sệt.
- Tập sút cầu môn với bóng chết và các loại bóng đang lăn sệt.
Hệ thống bài tập mô phỏng kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân
- Giả tưởng quả bóng ở phía trước, mô phỏng từng giai đoạn.
- Đá bóng chết, một người dùng lòng bàn chân đè lên phía trước của quả bóng, người kia tập mô phỏng trên bóng.
- Đá bóng chết vào tường khi bóng bật ra thì chặn rồi tiếp tục đá.
- Đá bóng chết vào các mục tiêu cố định trên tường, yêu cầu chính xác.
- Đá bóng đang lăn sệt vào tường khi bóng bật ra thì không chặn lại mà đá luôn.
- Tập theo nhóm, trong ô vuông hoặc vòng tròn, lần lượt từng người vào đứng ở giữa liên tục đá chuyền một cham (bóng lăn sệt) theo vòng tròn cho đồng đội.
- Hai người đá bóng chuyền cho nhau.
- Mới đầu tập đá bóng chết, sau đá các loại bóng đang lăn sệt và đá ở cự ly gần, lực nhẹ sau tăng dần cự ly và lực đá.
- Hai người cách nhau 6 – 7m chạy song song chuyền bóng cho nhau
- Sút cầu môn.
Chú ý
Một số sai lầm cầu thủ hay mắc phải
- Đặt chân trụ quá xa bóng.
- Chân trụ đặt quá cao hoặc quá thấp so với bóng.
- Mũi bàn chân trụ không trùng hướng với hướng đá bóng đi.
- Trọng tâm không dồn vào chân trụ, mất thăng bằng khiến bóng đi không chính xác.
- Gối không mở ra ngoài khiến bàn chân không vuông góc với chân trụ nên điểm tiếp xúc của bàn chân không đi qua tâng bóng làm cho bóng xoáy và bay chệch hướng.
- Thân trên ngả về phía trước hoặc ra sau quá nhiều nên bóng đi không theo ý muốn.
Nguyên nhân các sai lầm
- Khái niệm về kỹ thuật không chính xác. Mắt không quan sát bóng khi đá.
- Cảm giác cơ bắp và sự phối hợp toàn thân chưa tốt. Cảm giác không gian chưa được chuẩn xác.
- Quá căng thẳng khi thực hiện. Sức mạnh cơ chân yếu.
Phương pháp khắc phục
- Xây dựng khái niệm về kỹ thuật chính xác cho người tập. Tập mô phỏng nhiều lần động tác chạy đà, đặt chân trụ. Mô phỏng nhiều lần động tác tiếp xúc bóng.
- Bố trí tập theo nhóm để cùng nhau sửa chữa những động tác sai.
- Tập đá bóng chết rồi lăn sệt vào các mục tiêu cố định trên sân hoặc trên tường.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét