Bóng đá được mệnh danh là môn thể
thao vua lôi cuốn hàng tỉ tín đồ đam mê và phát cuồng trên thế giới. Ngày càng nhiều phụ huynh cho con học bóng đá sớm bởi những lợi ích thiết thực mà môn thể thao vua này mang lại rất lớn. Cho con học bóng đá từ nhỏ
không phải là một trào lưu bùng lên trong một thời điểm rồi thôi. Nó là một quá
trình tập luyện kéo dài và dưới đây là một
số kỹ thuật giúp bé học tốt hơn môn thể thao này.
Muốn sút được bóng mạnh cần 2 yếu tố :
1. Đầu gối + đùi phải khỏe
-Cách luyện tập : thông thường cầu thủ chuyên nghiệp họ
thường tập = dây chun , hoặc gánh tạ nhưng chúng ta không có điều kiện thì các bạn
có thể tập " nhảy cóc " hoặc tìm 1 bậc cầu thang nào đó có tầm cao
vừa đủ bật lên xuống lên xuống ( cả 2 điều này đều không đơn giản đâu )
2. Kỹ thuật
- Nói sơ qua về kỹ thuật sút bóng
+ Chân trụ nằm ngang với bóng cách bóng khoảng 20cm ( chú
ý : khi tập nên cố gắng đặt chân trụ thật chuẩn , không nên để cao hơn hoặc
thấp hơn vị trí bóng )
+ Động tác sút : bạn đứng cách bóng 1 khoảng từ 2 -->3
m tùy theo sao cho bạn thấy hợp lý . Chạy tăng dần tốc độ sao cho khi chân bạn
đặt đến ngang bóng thì lúc đó vận tốc của bạn đạt đến mức cao nhất . Chân trụ
đặt đúng vị trí và hơi trùng xuống . Thân người hơi gập . Khi chân sút bóng thì
thả lỏng chân ra cho đến khi chân bắt đầu tiếp xúc đến bóng thì mới cứng cổ
chân lại . Lúc tiếp xúc bóng thì thân người ( đang trong tư thế gập ) cũng bật
ra theo nhịp của chân sút .
Cuối cùng quả bóng có đi trúng đích hay không là do điểm
tiếp xúc của chân bạn với bóng , bóng đi thấp hay cao là do bạn đặt chân trụ
cao hay thấp hơn vị trí bóng .
Bài 2: 1 số kỹ thuật cơ bản.
Có 3 kỹ thuật cơ bản 1.là tâng bóng,2.là chuyền bóng,3.là
sút bóng và rê rắt(cái này tập trong khi đá nhiều hơn).
1. Tâng bóng rất quan trọng,nó tạo cảm giác rất tốt cho
chân.Tập tâng bóng 1 chân làm cho chân trụ còn lại vững hơn.Tập tâng 2 chân làm
cho 2 chân đều hơn. Đa phần ai biết tâng bóng giỏi đỡ bóng sẽ rất dễ kiểm soát
vì đoán điểm bóng bật ra chuẩn.
Ai muốn đỡ bóng bổng tốt,cách dễ nhất tâng bóng thật cao
lên trời,đỡ,lại tâng tiếp.
Ai tập qua cái này sẽ biết,khi mà lúc nào tâng cũng được
trên 50 quả thấy cảm giác chân mình khác ngay,ngon hơn hẳn.
2. Chuyền bóng:trước khi bắt đầu một trận bóng,sau khi
khởi động nên tập chuyền vài quả,nhiều càng tốt để lấy cảm giác.
3. Tập rê với sút:rê bóng 1 mình thì chỉ tập cách thay đổi
hướng đi,đảo chân cho dẻo là nhiều.Còn tập sút,nên tập sút ở khoảng cách vừa,mà
phải chuyền 1 nhịp có người đập ra để sút,hơn là sút bóng chết ở vị trí chính
giữa như đội mình.Toàn đặt bóng chết,vị trí đẹp rồi cắm đầu cắm cổ sút,trong
khi vào trận có bao giờ được bóng ở vị trí đó đâu.
Còn có cách hay hơn,ra sân chịu khó đá ma nhiều thì độ
phối hợp nó sẽ nhuyễn hơn.
Bài 3: Vỗ
Đây là 1 bài đánh trung lộ rất kinh điển trong 1 khoảng
không gian chật hẹp, khi mà chúng ta không thể cầm bóng rê dắt. lúc đấy buộc
chúng ta phải dùng kỹ thuật "vỗ"
Thực hiện: Cầu thủ cầm bóng ban bóng sệt, chuẩn xác cho
cầu thủ đang đè mặt hậu vệ đối phương rồi nhanh chóng chạy chỗ, cầu thủ nhận
bóng có thể ban ngay cho cầu thủ vừa chạy chỗ hoặc ban cho 1 cầu thủ khác ở vị
trí trống trải hơn, dễ nhận bóng hơn. Ngay lập tức cầu thủ này thực hiện đường
chuyền cho cầu thủ vừa chạy chỗ hoặc dẫn bóng tung cú dứt điểm từ xa ( vì người
chạy chỗ và người đang cài mặt HV đã làm đối phương phải tập trung vào nên đây
là cơ hội để có thể thoải mái sút xa )
Yêu cầu :
- Cầu thủ vỗ phải ban chuẩn xác, dễ đỡ đặc biệt vỗ xong
phải lập tức chạy chỗ. Cầu thủ đè mặt phải có trụ tốt, có kỹ thuật cài người,
nhả bóng tốt. Các cầu thủ từ tuyến 2 băng lên phải mạnh dạn dứt điểm hoặc phải
quan sát thật nhanh để có thể chọc khe hoặc chuyền chính xác cho người chạy chỗ
Bài 4: Kỹ thuật " Dứ "
"Dứ" cũng là 1 kỹ thuật ở đẳng cấp tương đối,
được rất nhiều các cao thủ lão luyện trong bóng đá phong trào sử dụng.
Dứ nói nôm na là giả vờ thực hiện 1 cú sút, khi đứng
trước 1 cú sút, kể cả các hậu vệ bạo dạn nhất cũng có thói quen phòng thủ tự
nhiên bằng cách giơ chân hoặc quay người hoặc đâm thật nhanh vào người đang cầm
bóng. Đây là thời cơ để chúng ta loại bỏ cầu thủ này
Lợi điểm : Thoát khỏi sự đeo bám của đối phương, tạo ra
được góc sút rộng hơn và đây là 1 cách hư hư thật thật, đối phương không biết
đường nào mà lần
Thực hiện : Đẩy bóng sệt nhẹ cách người khoảng 30-50cm và
làm động tác sút bóng, khi HV đối phương có động tác phản ứng lập tức gí bóng
thêm 1 nhịp thật nhanh làm đối thủ không kịp phản ứng. Nói nôm na đây là kỹ
năng biến tốc trong bóng đá, khi chúng ta đi bóng đối thủ chắc chắn vận toàn
sức đuổi theo, khi chúng ta đứng lại chắc chắn đối thủ đứng lại, lúc này chúng
ta bất ngờ tăng tốc thật nhanh hoặc quặt bóng thì chắc chắn đối phương ko theo
kịp hoặc bị "trôi".
Bài 5: Nhả
Kỹ thuật Nhả là 1 trong những kĩ thuật khá
khó vì nó bao gồm tới 4 động tác kĩ thuật là đỡ, che, cài, nhả.
Trước tiên chúng ta tạm thời bàn đến "đỡ". Hầu
hết các cầu thủ đá phủi bây giờ đã khác với 4,5 năm trước. Rất nhiều cầu thủ
khống chế bóng cực tốt, quả bóng mạnh đến mấy cũng được các bạn đỡ nhẹ nhàng,
rất dính. Có được điều này sở dĩ là do được xem bóng đá nhiều hơn trước và
không khí bóng đá, sinh hoạt bóng đá cũng mạnh hơn 4,5 năm trước nhiều
Tuy vậy đỡ sao cho thuận với tình huống lại là chuyện
không phải ai cũng làm được. Cái này giới "chuyên môn" hay gọi là
"đỡ bước 1" nghe như 1 khái niệm của môn bóng chuyền
Theo quan sát của người viết thì có đến 95% số cầu thủ
biết cách đỡ bước 1 thường dùng chân không thuận để đỡ bóng, còn chân thuận trụ
vững vàng, tay cài chắc giúp họ có được tư thế thuận lợi để có thể xử lý ở tình
huống tiếp theo
Thế
nào là cách đỡ bước 1 hợp lý ? Có 4 tình huống
1. Trong tư thế trống trải, có thể dứt điểm. Trong tình huống này chúng ta phải đỡ
bóng sao cho có thể sút ngay lập tức và lưu ý nên liếc thật nhanh xem TM đối
phương ở đâu. Nếu khoảng cách là gần và trong tư thế đối mặt thì nên dứt điểm
ngay, còn nếu ở tư thế quay lưng thì tùy theo 1 trong 3 tình huống còn lại sau
đây để xử lý
2. Nếu cầu thủ gần nhất của đối thủ ở bên trái, bạn đỡ quả bóng sao cho sang bên
phải như vậy đối thủ phải mất vài mét mới có thể đuổi kịp bạn, khi đó ta đã kịp
chuyền bóng hoặc sút bóng rồi. Nguyên tắc của bóng đá sân 7 rất khác với sân
11, nguyên tắc cực kì cơ bản của sân 7 là đừng để đối phương chạm vào người
mình cho dù không gian có nhỏ hẹp
Tương
tự đối nếu quan sát thấy đối phương bên phải ta đỡ bóng sang trái và đối phương
ở trước ta giật bóng sang phía sau
PS
: Còn điều này nữa là khi bắt đầu quả bóng đến người, bạn hãy giơ tay ngay về
phía đối thủ để tự bảo vệ mình trước những cú lao hùng hục, chú ý là thấp tay
kẻo dính thẻ vàng
Bonus
cho hậu vệ:
Bạn
không luôn luôn cần truy cản đối thủ để đoạt bóng hoặc làm chậm nhịp độ của họ
Che
bóng sẽ khiến đối thủ mất thời gian và không gian. Như thế đó là chiến thuật
hợp lý để chờ đồng đội trở về vị trí của họ.
Bước
một
Nghiêng
người sang một phía, với hai vai dướn mở một chút để có thể tạo thành rào chắn
chặn cầu thủ đối phương.
Tư
thế này cũng cho phép nhìn thấy cầu thủ đối phương rõ hơn ở phía trước mặt bạn.
Nếu
giữ hai đầu gối hơi cong, trọng lượng cơ thể dồn lên phía trước hai bàn chân,
có thể dễ dàng chuyển hướng khi di chuyển lùi lại phía sau.
Bước
hai
Cần
cố gắng và luôn luôn đứng ở phía 'khung thành', và cũng ở trước mặt đối thủ.
Có
thể làm được điều này bằng động tác di chuyển linh hoạt chân sau khi lùi.
Bước
ba
Cố
gắng giữ một khoảng cách độ một cánh tay với đối thủ nhằm tăng cường sức ép.
Nếu
dang rộng hai cánh tay ra một chút hai bên sườn, sẽ tạo ra thêm nữa một rào
chắn tự nhiên hơn.
Song
cố đừng sử dụng tay để đẩy đối phương
Tranh
bóng
Dù
bạn chơi ở vị trí nào, bạn cũng cần biết tranh bóng.
Nếu
đội của bạn hiện không giữ quyền kiểm soát bóng, rõ ràng điều quan trọng là
đoạt lại nó.
Có
rất nhiều cách để làm điều đó, song tranh bóng là cách tốt nhất và phổ biến
nhất.
Bước
một
Tiến
đến trước mặt đối thủ thật nhanh để không cho họ thời gian và không giản xử lý
bóng.
Che
chắn trước mặt đối thủ và chờ cơ hội tốt nhất để tấn công
Đôi
khi chỉ đặt đối thủ dưới áp lực cũng khiến họ phạm lỗi nào đó.
Tiến
đến trước mặt đối thủ thật nhanh để không cho họ thời gian và không giản xử lý
bóng.
Che
chắn trước mặt đối thủ và chờ cơ hội tốt nhất để tấn công
Đôi
khi chỉ đặt đối thủ dưới áp lực cũng khiến họ phạm lỗi nào đó.
Bước
hai
Khi
bạn nghĩ có thể đoạt được trái bóng, sức nặng cơ thể nên dồn về phía trước để
chuẩn bị tranh bóng bằng lòng trong bàn chân.
Điều
đó sẽ khiến đối thủ của bạn hoặc phải chuyền bóng hoặc phải đưa bóng qua bạn.
Bước
ba
Nếu
quả bóng bị mắc giữa chân bạn và chân đối thủ, hãy để chân bạn bên dưới trái
bóng để làm nó văng ra.
Đảm
bảo là chân và mắt cá của bạn thật vững chắc suốt pha tranh bóng.
Bạn
sẽ dễ bị thương hơn nếu bạn không thực sự chuẩn bị đầy đủ cho pha tranh bóng
Chuồi
bóng
Vào
những thời điểm nhất định, cú chuồi bóng là một kĩ năng rất hiệu quả.
Cú
chuồi bóng nhìn cũng khá đẹp mắt, song hãy nhớ đó chỉ là biện pháp cuối cùng.
Vấn
đề với cú chuồi bóng là nó khiến người hậu vệ nằm trên sân và tạm thời không
tham gia vào trận đấu.
Và
nếu bạn không chọn đúng thời điểm bạn sẽ bị mắc lỗi – có thể dẫn đến quả
penalty nếu trong vòng cấm địa.
+Bước
một
Cú
chuồi bóng từ phía sau đã bị cấm trong bóng đá, do đó bạn cần cố gằng thực hiện
nó từ bên cạnh và ngang qua đường đi của đối thủ.
Nếu
bạn đang chạy về hướng khung thành đội nhà và đối thủ đang ở trước mặt bạn, bạn
sẽ phải làm sao để chân truy cản vòng lên phía trước, nếu không đó sẽ bị coi là
một lỗi
+Bước
hai
Sử
dụng chân để trượt ra càng xa đối thủ càng tốt. Đồng thời cố gắng đẩy hoặc móc
trái bóng ra khi bạn trượt qua.
Không
cần biết cú truy cản có thành công hay không, hãy đứng dậy càng nhanh càng tốt
sau khi thực hiện xong động tác chuồi bóng.
Hãy cho con bạn ra sân tập luyện những kỹ năng trên ngay thôi nào. Hãy đến với Trung Tâm Bóng Đá Hoàng Gia để cho bé thỏa sức cùng bạn bè và trái bóng nhé.
HUẤN LUYỆN VIÊN
Đội ngũ Huấn Luyện Viên Trung Tâm Huấn Luyện Bóng Đá Hoàng Gia là Các cựu cầu thủ của các CLB Cảng Sài Gòn, Giáo viên trường Thể dục thể thao TWII và các cầu thủ đang thi đấu cho CLB TP.HCM. Họ là những người đã trải qua nhiều trận đấu và rút ra nhiều kinh nghiệm trong thi đấu, với vai trò tham gia huấn luyện nhiều năm trong ngành đào tạo bóng đá, đồng thời rất am hiểu về cách dạy trẻ, chế độ tập luyện và ăn uống với mục tiêu giúp các em học viên:
- Phát triển thể chất toàn diện
- Tạo tâm lý cân bằng cho trẻ
- Mở rộng thêm mối quan hệ
- Rèn luyện sự tự tin, tính phối hợp, sự kiên trì
- Phát huy sự sáng tạo, sự khéo léo
- Rèn luyện tính kỉ luật, nâng cao tinh thần đoàn kết, tinh thần đồng đội.
- Phát triển năng khiếu, định hướng, dẫn dắt học viên theo con đường bóng đá chuyên nghiệp.
TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN BÓNG ĐÁ HOÀNG GIA
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN BÓNG ĐÁ HOÀNG GIA
Văn Phòng: 61 Đường D5, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TPHCM
Email: bongdahoanggia.rfc@gmail.com
Hotline: 090.264.1618
Sân Huấn Luyện:
*** THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ***
*** THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ***
- Quận Bình Thạnh: Sân Bóng Thành Phát - Số 1017 Đường Bình Quới, P.28, Quận Bình Thạnh, TPHCM
- Quận Gò Vấp: Sân Bóng Bắc Sài Gòn - 1372 Đường Lê Đức Thọ, P.13, Q. Gò Vấp, TPHCM
- Quận Tân Bình: Sân Bóng K34 - A75/74 Đường Bạch Đằng, P.2, Q.Tân Bình, TPHCM
- Quận Tân Bình: Sân Bóng 230 - Số 3 Đường Tân Sơn, P.15, Q.Tân Bình, TPHCM
- Quận Tân Bình: Sân Bóng 230 - Số 3 Đường Tân Sơn, P.15, Q.Tân Bình, TPHCM
- Quận Tân Phú: Sân Bóng Thanh Thiện - Đường D13, KCN Tân Bình, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, TPHCM
- Quận 9: Sân Bóng KaLy - Số 179 Đường Đình Phong Phú, P. Tăng Nhơn Phú B, Quận 9, TPHCM
*** BÌNH DƯƠNG ***
- Quận 9: Sân Bóng KaLy - Số 179 Đường Đình Phong Phú, P. Tăng Nhơn Phú B, Quận 9, TPHCM
*** BÌNH DƯƠNG ***
- Bình Dương: Sân Bóng Trâm Anh - Đường DX037, Khu Phố 1, Phường Phú Mỹ, Thủ Dầu Một, Bình Dương
0 nhận xét:
Đăng nhận xét