Trẻ em thường xuyên chơi đùa và vận động sẽ có được nhiều lợi ích cho sức khỏe như có hệ cơ xương vững chắc; phát triển chiều cao; tăng sức dẻo dai và sức chịu đựng; tránh nguy cơ béo phì… Đặc biệt những môn thể thao đồng đội sẽ giúp hình thành lòng tự trọng, phát triển kỹ năng phối hợp cũng như duy trì thể lực cho trẻ; đồng thời giúp trẻ học cách tương tác với bạn bè cũng như với người lớn.
Tìm kiếm môn thể thao phù hợp với sở thích và thể chất của trẻ
Điều kiện thể chất góp phần không nhỏ đến lựa chọn hoạt động của trẻ. Ví
dụ: trẻ thừa cân có thể lưỡng lự khi tham gia một môn thể thao phải vận động
nhiều; hoặc trẻ bị hen suyễn, có vấn đề về đường hô hấp có thể cảm thấy thoải
mái hơn với môn thể thao đòi hỏi ít năng lượng hơn như các môn thể thao trí não, thể dục dụng cụ, các môn thể thao đòi hỏi vận động ít và vừa sức với trẻ.
Có rất nhiều lý do khiến mẹ không thể đòi hỏi trẻ phải thích hay không
thích một môn thể thao nào như đa số bạn cùng trang lứa. Vậy nên mẹ hãy kiên
nhẫn cho trẻ những lời khuyên về khả năng cũng như tính khí của trẻ và tìm một
hoạt động thật phù hợp cho trẻ thử tham gia. Trẻ thừa cân có thể thiếu độ bền
để chạy nhưng lại có thể thích thú với môn bơi; trẻ quá nhỏ con có thể gặp khó
khăn khi chơi bóng rổ nhưng có thể sẽ thích thú thể dục dụng cụ, bóng bàn… Mục
tiêu của mẹ là bảo vệ trẻ khỏi cảm giác thất vọng và chán ngán thể thao; vậy
nên hãy cố gắng giải tỏa nỗi lo lắng của trẻ bằng cách thấu hiểu và tạo điều
kiện ủng hộ, giúp trẻ đạt được những thành công nhất định trong giới hạn của
trẻ.
Ủng
hộ lựa chọn của con
Không phải tất cả trẻ đều phù hợp với tất cả các môn thể thao, mỗi trẻ
có một thế mạnh và điểm yếu riêng. Những đứa trẻ khác nhau có những mức độ phát
triển khác nhau, bố mẹ không nên mong đợi chiều cao, cân nặng, những kỹ năng
vận động của trẻ cùng nhóm tuổi phải giống nhau. Mẹ cần hiểu rõ tâm lý, để có
thể cùng con lựa chọn, động viên con khi con gặp khó khăn để bắt đầu làm quen
với thể thao. Mẹ hãy cùng tìm một hoạt động vận động nào đó thiết thực mà trẻ
thích và cố gắng duy trì sự kiên nhẫn và hỗ trợ để giúp trẻ tự tin, thoải mái
hơn. Trẻ có thể sẽ phải thử nhiều lần trước khi tìm thấy một hoạt động phù hợp
với mình; lúc đó, hẳn mẹ và trẻ đều sẽ rất vui mừng.
Gợi ý
các môn thể thao trẻ nên tham gia
Trẻ 6 đến 7 tuổi: Bóng đá; Bơi lội; Tennis; võ, Bóng rổ, Đá cầu, Cầu
lông…; những môn thể thao này vừa giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất
cũng như giúp trẻ phát triển các kỹ năng trong cuộc sống nhờ hoạt động đội
nhóm. Với các môn bóng đá, bóng rổ mẹ có thể cho trẻ tập luyện trước bằng những
video học thể thao được hướng dẫn bởi các huấn luyện viên.
Lứa tuổi này là bước ngoặt lớn trong sự phát triển kỹ năng thể thao của
trẻ. Theo các chuyên gia, mẹ nên chọn cho trẻ một đội có huấn luyện viên hoặc
giáo viên lớn tuổi, kiên nhẫn, thân thiện và hài hước để bé có thể học tập và
rèn luyện một cách thoải mái nhất.
Trẻ từ 8 Tuổi trở lên:Trong độ tuổi này, trẻ hầu như có thể chơi được
hầu hết các môn thể thao. Việc trẻ muốn chơi muốn thể thao nào phụ thuộc vào sự
quyết định của trẻ. Mẹ hãy cố gắng cho trẻ thử những môn thể thao ưa thích,
việc này hơi tốn thời gian và cần đến sự kiên nhẫn của cả mẹ và trẻ, nhưng con
đường chông gai nào cũng sẽ có kết quả tốt đẹp, bố mẹ và bé hãy cùng cố gắng
nhé.
Thông qua vận động thể thao trẻ có thể rèn luyện những đức tính và kỹ
năng sống một cách tự nhiên và đầy hứng thú; nhờ vậy hiệu quả giáo dục sẽ cao
hơn so với những phương thức giáo dục khác. Để chuẩn bị cho trẻ một nền tảng
vững chắc để chơi thể thao, mẹ hãy luôn nhớ cân bằng năng
lượng đầy đủ, đừng để trẻ vì mệt mỏi, kiệt sức mà chán ngán thể
thao.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét